Cơ chế tự khai & tự nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật.
Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố ý vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế và gian lận về thuế….

Các điều kiện thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế cụ thể như sau:
 
Người dân phải có hiểu biết cơ bản về thuế, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hiểu rõ chính sách thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế.
Các thủ tục (đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế…) phải đơn giản
Hệ thống xử phạt phải nghiêm minh nhưng công bằng
Các chương trình thanh tra thuế và cưỡng chế thuế có hiệu quả và có hiệu lực
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh khi áp dụng cơ chế tự khai tự nộp:
 
Cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai, nộp thuế.
Cơ sở kinh doanh phải nộp tiền thuế đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế
Phải thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê, lưu giữ sổ sách, kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
Phải thực hiện đầy đủ đúng nguyên tắc thủ tục miễn giảm thuế
Lập hồ sơ hoàn thuế theo đúng quy định. Hồ sơ hoàn thuế phải kê khai đúng, trung thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai.
Phải cung cấp đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ có liên quan khi cơ quan thuế yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
 
* Cơ chế tự khai:
 
Thời gian thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, thí điểm áp dụng đối với một số cơ sở sản xuất, kinh doanh được lựa chọn đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh. Từ năm 2005, sơ kết và mở cửa thí điểm áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đồng thời, mở rộng thí điểm áp dụng tại một số địa phương khác. Thời điểm thực hiện chính thức là năm 2007, tổng kết, đánh giá việc thí điểm thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế; hoàn thiện các cơ chế, chính sách để chuẩn bị cho việc thực hiện chính thức.
 
* Cơ chế tự nộp:
 
Thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: cơ sở sản xuất, kinh doanh xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính và tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo. Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng tháng được xác định trên cơ sở doanh thu của quý kê khai, tỷ lệ thu nhập chịu thuế là doanh thu của năm trước và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp trong năm có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh làm tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thay đổi so với năm trước, cơ sở sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh tỷ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp và nộp thuế theo tỷ lệ đã điều chỉnh, không phải có văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân, lý do gửi cơ quan thuế tạm nộp nhưng có căn cứ thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp từng quý.
 
Thời hạn tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định là kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu tờ khai do Bộ Tài Chính ban hành chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; đồng thời, tự nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ nộp thuế tiếp theo.
 
Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai, tính thuế. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế theo quy định trước pháp luật thuế hiện hành.
 
Như vậy, về nguyên tắc, cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật.
 
Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức cá nhân kinh doanh, nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế và gian lận về thuế…
 

Các điều kiện thực hiện cơ chế tự khai tự nộp: người dân phải có hiểu biết cơ bản về thuế, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hiểu rõ chính sách thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Các thủ tục (đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế) phải đơn giản. Hệ thống xử phạt phải nghiêm minh nhưng công bằng. Các chương trình thanh tra thuế và cưỡng chế thuế có hiệu quả và có hiệu lực. 

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Thông tin khác


5 bước thành lập công ty
10 Điều thú vị khiến bạn bất ngờ về nghề kế toán
Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
Những sai lầm thường mắc phải khi mua hàng và kê khai thuế
Cách nhận biết hóa đơn chứng từ hợp pháp
Cơ chế tự khai & tự nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
You are not allowed to print or save this page!!